Đại sứ quán Việt Nam tại Mông Cổ tiếp nhận quyên góp ủng hộ Quỹ phòng, chống dịch Covid-19

img ]

Đại sứ quán Việt Nam tại Mông Cổ cùng đại diện Hội người Việt Nam và bạn bè Mông Cổ tại buổi lễ.

Tham dự buổi lễ tiếp nhận có tập thể Đại sứ quán Việt Nam cùng đại diện Hội người Việt Nam tại Mông Cổ và một số bạn bè thân thiết sở tại.

Phát biểu tại buổi lễ, Đại sứ Doãn Khánh Tâm đã thông tin cập nhật tình hình diễn biến đại dịch Covid-19 tại Việt Nam, chủ trương, biện pháp quyết liệt của Đảng, Nhà nước và quyết tâm của nhân dân trong cuộc chiến chống dịch.

Đảng và Nhà nước luôn coi việc bảo vệ sức khỏe, chăm lo đời sống của nhân dân là nhiệm vụ trọng tâm, ưu tiên và quan trọng hàng đầu.

Đại sứ nêu bật truyền thống quý báu của dân tộc ta, những lúc khó khăn nhất là dịp để mỗi người dân thể hiện khí chất, tinh thần dân tộc, sự đoàn kết “bầu ơi thương lấy bí cùng”, “đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu”; cùng hành động và có trách nhiệm vì đất nước và quê hương thân yêu.

Sau buổi lễ tiếp nhận, Đại sứ Doãn Khánh Tâm cảm ơn và biểu dương tinh thần trách nhiệm, tương thân tương ái của tập thể Đại sứ quán và Hội người Việt Nam tại Mông Cổ.

Cộng đồng với khoảng 200 người đang sinh sống, học tập và làm việc tại Mông Cổ đã quyên góp được tổng số tiền hơn 7.000 USD để chia sẻ khó khăn cùng đồng bào trong nước trong công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19.

Đại sứ Doãn Khánh Tâm cùng các đại biểu quyên góp ủng hộ Quỹ phòng, chống dịch Covid-19 ở quê nhà.

Trân trọng những đóng góp của bà con, Đại sứ Doãn Khánh Tâm mong muốn cộng đồng người Việt Nam tại Mông Cổ tiếp tục phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, có tinh thần, thái độ trách nhiệm, cảm thông và sẻ chia với Nhà nước; tiếp tục tích cực hưởng ứng cuộc vận động bằng nhiều hình thức khác nhau, đóng góp cụ thể, thiết thực hỗ trợ cuộc chiến chống đại dịch Covid-19 của Đảng, Nhà nước và đồng bào ta sớm thoát khỏi đại dịch, trở về nhịp sống bình thường.

Đại sứ cũng đề nghị toàn thể cộng đồng tiếp tục thực hiện nghiêm túc các biện pháp phòng, chống dịch bệnh theo hướng dẫn của sở tại, nhất là trong bối cảnh tình hình đại dịch còn diễn biến phức tạp, khó lường. Số ca nhiễm tăng trung bình mỗi ngày ở Mông Cổ là 1.500 ca, trong đó có cả các biến thể mới, được phát hiện trong thời gian qua.

Trước đó, do thực hiện giãn cách xã hội và phong tỏa nhiều đợt tại Mông Cổ, Đại sứ quán Việt Nam, bằng nhiều hình thức, đã thông tin, gửi thư kêu gọi các cá nhân, doanh nghiệp trong Hội người Việt Nam tại Mông Cổ tích cực ủng hộ Quỹ phòng, chống đại dịch Covid-19, chung tay, góp sức cùng đất nước sớm chiến thắng đại dịch.

Người Việt Nam tại Nga chung tay ủng hộ Quỹ vaccine phòng chống Covid-19 Đại sứ Việt Nam tại Nga Đặng Minh Khôi cho biết, đến thời điểm này cộng đồng người Việt tại Nga đã quyên góp được …

Đại sứ quán Việt Nam tại Campuchia kêu gọi người dân chưa về nước trong bối cảnh hiện tại

img ]

Tiếp nhận hàng cứu trợ của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh An Giang tặng cộng đồng người gốc Việt tại Campuchia, tháng 4/2021. (Nguồn: TTXVN)

Theo Đại sứ quán Việt Nam tại Campuchia, hiện nay, tình hình dịch bệnh Covid-19 (với biến chủng Delta) ở trong nước đang tiếp tục diễn biến hết sức phức tạp, các ổ dịch lớn bùng phát ở nhiều nơi trên cả nước. Chính phủ, các địa phương và các cơ quan chức năng đang tập trung cao độ nguồn lực và thực hiện các biện pháp quyết liệt để kiểm soát nguồn lây lan và dập dịch.

Do dịch bệnh Covid-19 kéo dài nên các khu cách ly y tế ở trong nước, nhất là khu vực biên giới đã và đang chịu rất nhiều áp lực trong việc tiếp nhận người cách ly, có nhiều nơi đã vượt quá khả năng.

Chính phủ Việt Nam đã tiến hành giãn cách xã hội tại nhiều tỉnh thành, khuyến cáo công dân hạn chế đi lại ở trong nước cũng như từ nước ngoài về Việt Nam, nhằm tránh nguy cơ lây nhiễm cho bản thân và cộng đồng.

Trong thời gian vừa qua có những trường hợp công dân Việt Nam di chuyển tới khu vực cửa khẩu, được phía Campuchia cho phép xuất cảnh nhưng chưa thể nhập cảnh vào Việt Nam vì lý do trên.

Do vậy, Đại sứ quán Việt Nam tại Campuchia kêu gọi công dân Việt Nam tại Campuchia chưa về nước trong thời điểm hiện tại.

Đại sứ quán mong người dân thấu hiểu, chia sẻ và cùng chung tay với đất nước chống dịch bệnh Covid-19 trong thời điểm khó khăn hiện nay.

Thực hiện hiệu quả công tác người Việt Nam ở nước ngoài

img ]

Quốc kỳ Việt Nam tại lễ bế mạc Giải Bóng đá cộng đồng người Việt tại Nga năm 2021. (Ảnh: Trần Hiếu/TTXVN)

Để tiếp tục thực hiện tốt, hiệu quả hơn Nghị quyết 36, Chỉ thị 45 về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Chính trị đã ban hành Kết luận số 12-KL/TW về công tác người Việt Nam ở nước ngoài trong tình hình mới.

Thông tấn xã Việt Nam trân trọng giới thiệu toàn văn Kết luận:

“Sau hơn 5 năm thực hiện Chỉ thị số 45-CT/TW, ngày 19/5/2015 của Bộ Chính trị về việc tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW, ngày 26/3/2004 của Bộ Chính trị khóa IX về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài (sau đây gọi tắt là Nghị quyết 36 và Chỉ thị 45); cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài đến nay có khoảng 5,3 triệu người sinh sống, làm việc trên 130 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó, hơn 80% là ở các nước phát triển; đại bộ phận đồng bào đã có địa vị pháp lý và cuộc sống ổn định, hội nhập sâu rộng vào xã hội sở tại.

[Gắn kết người Việt ở khắp nơi trên thế giới với cội nguồn dân tộc]

Dù ở bất cứ nơi đâu, đồng bào ta vẫn luôn hướng về Tổ quốc, gắn bó máu thịt với cội nguồn dân tộc, là bộ phận không tách rời của cộng đồng dân tộc Việt Nam; là nguồn lực quan trọng đóng góp cho sự nghiệp xây dựng, phát triển và bảo vệ Tổ quốc.

Với cơ đồ, tiềm lực, vị thế, uy tín quốc tế của đất nước ngày càng được nâng cao, niềm tin của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài cũng ngày càng được củng cố.

Những chuyển biến này là nhờ sự nỗ lực của chính cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài với tấm lòng luôn hướng về quê hương, đất nước; sự vào cuộc tích cực của hệ thống chính trị và nhân dân cả nước.

Tuy nhiên, công tác người Việt Nam ở nước ngoài còn một số hạn chế. Có nơi, có lúc công tác người Việt Nam ở nước ngoài chưa được các cơ quan, tổ chức quan tâm đúng mức; công tác nắm tình hình cộng đồng, tham mưu, kiến nghị và phối hợp triển khai chủ trương, chính sách chưa sâu sát, chặt chẽ và kịp thời; chưa phát huy được tiềm năng, thế mạnh của đồng bào ta ở nước ngoài.

Để thực hiện tốt Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc, thời gian tới, công tác người Việt Nam ở nước ngoài cần tiếp tục được triển khai toàn diện và mạnh mẽ hơn, qua đó phát huy nguồn lực to lớn, tinh thần yêu nước của đồng bào ta ở nước ngoài hướng về quê hương, đất nước; nhận thức và hành động đúng đắn, phù hợp với lợi ích quốc gia-dân tộc; đồng thời, thể hiện rõ hơn tình cảm và trách nhiệm của Đảng, Nhà nước trong việc chăm lo cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài. Để tiếp tục thực hiện tốt, hiệu quả hơn Nghị quyết 36, Chỉ thị 45 về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Chính trị yêu cầu các cấp ủy, tổ chức đảng lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt các nhiệm vụ, giải pháp sau:

  1. Tiếp tục nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm trong việc thực hiện có hiệu quả chủ trương đại đoàn kết toàn dân tộc của Đảng, Nhà nước đối với đồng bào Việt Nam ở nước ngoài.

Đổi mới, đa dạng hóa các hình thức, linh hoạt trong triển khai vận động người Việt Nam ở nước ngoài, nhất là thế hệ trẻ, gắn bó với quê hương, đóng góp tích cực vào sự phát triển của nước sở tại, trở thành cầu nối, góp phần thúc đẩy quan hệ tốt đẹp giữa Việt Nam với các nước.

Kiên trì vận động những kiều bào còn có định kiến để củng cố niềm tin, yên tâm hướng về Tổ quốc, nhận thức và hành động phù hợp với lợi ích quốc gia-dân tộc.

Cô, trò lớp học tiếng Việt tại Đại sứ quán Việt Nam tại Malaysia. (Ảnh: Hằng Linh/Vietnam+)

Tiếp tục coi trọng, quan tâm hỗ trợ và phát huy vai trò của các lực lượng nòng cốt, những người có uy tín, ảnh hưởng trong cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, phù hợp với pháp luật của nước sở tại và pháp luật Việt Nam; kịp thời tôn vinh, động viên, khích lệ người Việt Nam ở nước ngoài có đóng góp tích cực cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

  1. Tăng cường phối hợp với các cơ quan chức năng của nước sở tại, triển khai các biện pháp tổng thể chăm lo, hỗ trợ đồng bào, nhất là ở những địa bàn khó khăn để đồng bào có địa vị pháp lý vững chắc, ổn định cuộc sống, phát triển kinh tế, tuân thủ pháp luật và hội nhập thuận lợi vào xã hội sở tại.

Tiếp tục nâng cao hiệu quả công tác bảo hộ công dân, quản lý lao động, du học sinh…

Tăng cường lực lượng, biện pháp và đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong lĩnh vực tư pháp, an ninh, phòng, chống tội phạm, ngăn chặn hiệu quả nạn buôn người, xuất nhập cảnh, cư trú trái phép, qua đó hỗ trợ bảo đảm an ninh trong cộng đồng; xử lý triệt để, đẩy lùi tình trạng người Việt Nam vi phạm pháp luật nước sở tại.

  1. Phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, khuyến khích và tạo điều kiện để đồng bào Việt Nam ở nước ngoài đóng góp tích cực cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật, cải cách thủ tục hành chính và triển khai đồng bộ các chính sách liên quan đến người Việt Nam ở nước ngoài khi về nước làm việc, thường trú; tạo điều kiện thuận lợi để người Việt Nam ở nước ngoài về nước đầu tư, sản xuất, kinh doanh…

Giải quyết nhu cầu chính đáng của người Việt Nam ở nước ngoài liên quan đến quốc tịch phù hợp với quy định của Hiến pháp, pháp luật Việt Nam và tinh thần của Nghị quyết 36.

Hoàn thiện cơ chế tiếp nhận, xử lý, phản hồi, vận dụng và phát huy hiệu quả các sáng kiến, ý kiến đóng góp của các chuyên gia, đội ngũ trí thức, cộng đồng doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài.

  1. Đa dạng hóa các hoạt động hỗ trợ đồng bào Việt Nam ở nước ngoài giữ gìn tiếng Việt, phát huy bản sắc văn hóa và truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.

Chú trọng hợp tác với nước sở tại, đổi mới, nâng cao hiệu quả, phương thức tổ chức dạy và học tiếng Việt; tập trung thúc đẩy đưa tiếng Việt vào chương trình giảng dạy ở các cơ sở giáo dục tại địa bàn có đông người Việt Nam sinh sống; nghiên cứu đầu tư, xây dựng trung tâm văn hóa của người Việt tại các địa bàn này.

Nghiên cứu lựa chọn Ngày tôn vinh tiếng Việt hằng năm để khuyến khích, cổ vũ đồng bào, nhất là thế hệ trẻ học tập và giữ gìn tiếng Việt.

  1. Đổi mới nội dung, phương thức và tư duy về công tác tuyên truyền, thông tin đối ngoại. Kịp thời thông tin về tình hình đất nước và chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước ta.

Phát huy hiệu quả các phương tiện truyền thông đa dạng của cộng đồng; hoàn thiện và nâng cao hiệu quả cơ chế phối hợp, phản ứng nhanh, kịp thời phản bác những luận điệu sai trái, không đúng sự thật về tình hình đất nước.

Đại sứ Việt Nam tại Đức, ông Nguyễn Minh Vũ (thứ 2 từ trái sang) tiếp nhận số tiền quyên góp của cộng đồng người Việt ở thành phố Rostock và vùng phụ cận. (Ảnh: Mạnh Hùng/TTXVN)

  1. Hoàn thiện cơ chế phối hợp giữa các lực lượng tham gia công tác người Việt Nam ở nước ngoài; kiện toàn tổ chức bộ máy theo hướng tinh gọn, tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trong công tác người Việt Nam ở nước ngoài; giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng và rèn luyện đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức và người lao động tham gia công tác người Việt Nam ở nước ngoài có đủ bản lĩnh, phẩm chất đạo đức, tinh thần trách nhiệm, năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và tâm huyết.

Trong số đó, chú trọng các bộ phận làm việc trực tiếp tại nước sở tại theo hướng sâu sát, thực chất, hiệu quả, kịp thời đáp ứng nguyện vọng chính đáng của cộng đồng người Việt Nam ở nước sở tại.

Ngăn chặn và phòng ngừa việc lợi dụng chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước ta đối với công tác người Việt Nam ở nước ngoài để trục lợi, chống phá đất nước, ảnh hưởng đến uy tín và lợi ích quốc gia-dân tộc.

Tổ chức thực hiện

  • Các ban đảng, ban cán sự đảng, đảng đoàn, tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy, trực thuộc Trung ương chỉ đạo tổ chức thực hiện nghiêm túc, hiệu quả Nghị quyết 36, Chỉ thị 45 và Kết luận này; phổ biến, quán triệt đến cán bộ, đảng viên, nhân dân và cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài để tạo sự thống nhất cả về nhận thức và hành động; thường xuyên kiểm tra, giám sát và đánh giá việc thực hiện.

  • Đảng đoàn Quốc hội, Ban cán sự đảng Chính phủ lãnh đạo, chỉ đạo hoàn thiện hệ thống pháp luật, cải cách thủ tục hành chính, tạo cơ sở pháp lý thống nhất, đồng bộ cho việc thực hiện và giám sát thực hiện pháp luật liên quan tới người Việt Nam ở nước ngoài.

  • Đảng đoàn Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội tăng cường tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia thực hiện; triển khai các hoạt động, phong trào và giám sát, phản biện xã hội đối với việc thực hiện phù hợp với điều lệ, chức năng, nhiệm vụ được giao.

  • Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với Ban cán sự đảng Bộ Ngoại giao, Ban Đối ngoại Trung ương, Đảng đoàn Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam và các cơ quan liên quan chỉ đạo công tác tuyên truyền, thông tin đối ngoại kết hợp với đấu tranh dư luận về công tác người Việt Nam ở nước ngoài.

  • Ban cán sự đảng Bộ Ngoại giao chủ trì, phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể liên quan và các cấp uỷ địa phương thường xuyên theo dõi, kiểm tra, đôn đốc, định kỳ báo cáo Bộ Chính trị, Ban Bí thư kết quả thực hiện Nghị quyết 36, Chỉ thị 45 và Kết luận này”./.

(TTXVN/Vietnam+)