Đài Loan - Nhật Bản: Hai đảng cầm quyền bàn hợp tác đối phó Bắc Kinh
]
Ảnh tư liệu: Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn (t) tiếp dân biểu Nhật Bản Keiji Furuya ngày 20/05/2016. Quan hệ không chính thức giữa các chính khách Nhật Bản và Đài Loan đã có từ lâu, dù hai bên không có quan hệ ngoại giao.
Quan hệ Nhật - Đài có thêm một bước tiến. Hôm nay, 27/08/2021, đại diện hai đảng cầm quyền đã có cuộc thảo luận trực tuyến nhằm gia tăng các hợp tác song phương, cũng như hợp tác với Hoa Kỳ, để đối phó hiệu quả hơn với Trung Quốc. Hợp tác an ninh, quân sự là một trọng tâm.
Quảng cáo Đọc tiếp
Báo mạng Singapore Strait Times cho hay hội đàm có sự tham dự của hai nghị sĩ cấp cao, một thuộc đảng Dân Tiến Đài Loan (DPP) và một thuộc đảng Dân Chủ - Tự Do của Nhật Bản (LDP). Hai dân biểu La Trí Thành (Lo Chih-cheng) và Thái Thích Ứng (Tsai Shih-ying) của đảng Dân Tiến nói với các phóng viên là trao đổi tập trung vào những chủ đề như chất bán dẫn, các hoạt động quân sự của Trung Quốc tại khu vực, và khả năng gia tăng hợp tác ba bên Đài – Nhật – Mỹ.
Dân biểu La Trí Thành ghi nhận « các cuộc đàm phán ngày hôm nay thể hiện nỗ lực của cả hai chính phủ nhằm nâng cấp quan hệ », trong bối cảnh hai bên phải đối mặt với nhiều áp lực từ Trung Quốc. Hai bên « bày tỏ thiện chí mạnh mẽ và hy vọng rằng đối thoại như vậy sẽ tiếp tục ». Dân biểu Thái Thích Ứng cho biết đã có các trao đổi về quân sự, nhưng đây là chủ đề rất nhạy cảm không thể tiết lộ chi tiết. Các nhà lập pháp Đài Loan cũng cho biết hợp tác về lực lượng tuần duyên cũng là chủ đề được thảo luận.
Về phía Nhật, nghị sĩ Masahisa Sato, phụ trách ban đối ngoại của của đảng cầm quyền Dân Chủ - Tự Do thông báo cuộc đối thoại hôm nay sẽ giúp cung cấp thông tin cho việc hoạch định chính sách của đảng cầm quyền Nhật Bản. Nghị sĩ Nhật cho biết thêm « phía Đài Loan đã chờ đợi và hy vọng một cuộc đối thoại như vậy . Cả hai bên đều nhận thấy tầm quan trọng của việc các đảng cầm quyền đưa ra các mục tiêu chung có thể dẫn đến một chính sách chung về hợp tác giữa hai chính phủ ». Cuộc thảo luận trực tuyến giữa đại diện hai đảng cầm quyền Nhật Bản và Đài Loan đã kéo dài một tiếng rưỡi, lâu hơn nửa giờ so với dự kiến.
Bắc Kinh lên án cuộc thảo luận Đài – Nhật. Bộ Ngoại Giao Trung Quốc hôm nay « kiên quyết phản đối mọi hình thức quan hệ chính thức giữa Đài Bắc và Tokyo », và cảnh báo Tokyo « không can thiệp vào công việc nội bộ » của Trung Quốc. Bắc Kinh coi Đài Loan là hòn đảo ly khai, sẵn sàng dùng vũ lực chiếm lại.
Đài Loan và Nhật Bản duy trì quan hệ ngoại giao « không chính thức ». Cả hai đều chia sẻ mối lo ngại về Trung Quốc, đặc biệt là với các hoạt động quân sự gia tăng trong khu vực. Việc phong trào dân chủ Hồng Kông bị đàn áp khốc liệt cũng khiến Nhật Bản phải lên tiếng bảo vệ Đài Loan mạnh mẽ hơn.
Quan hệ Nhật – Mỹ - Đài siết chặt trong thời gian gần đây. Trong chuyến công du Hoa Kỳ tháng 4/2021, thủ tướng Nhật Yoshihide Suga cùng với tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden đã lần đầu tiên, kể từ những năm 1970, đưa vấn đề ổn định và hòa bình tại khu vực eo biển Đài Loan vào tuyên bố chung Mỹ - Nhật. Hồi giữa tháng Bảy, Sách Trắng Quốc Phòng Nhật Bản của Nhật Bản coi sự ổn định của Đài Loan là vấn đề thuộc an ninh quốc gia. Cũng trong tháng 7, nghị sĩ Mỹ, Nhật, Đài đã có các thảo luận nhằm tăng cường hậu thuẫn hòn đảo dân chủ.
Thư TinHãy nhận thư tin hàng ngày của RFI: Bản tin thời sự, phóng sự, phỏng vấn, phân tích, chân dung, tạp chí Đăng ký
Chưa từng có: 2 máy bay trực thăng Trung Quốc bay vào ADIZ Đài Loan
]
Chưa từng có: 2 máy bay trực thăng Trung Quốc bay vào ADIZ Đài Loan
2 máy bay chống ngầm của Trung Quốc đại lục lần đầu tiên xâm nhập vào vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) của đảo Đài Loan hôm thứ Năm (26/8).
Theo quân đội Đài Loan, trong số 2 phương tiện bay lên thẳng này có 1 máy bay trực thăng tác chiến chống ngầm Harbin Z-9 (Z-9 ASW).
Ngày 26/8, quân đội Đài Loan báo cáo rằng 1 máy bay Z-9 ASW và 1 máy bay tác chiến chống ngầm Thiểm Tây Y-8 (Y-8 ASW) đã xâm nhập vào góc tây nam của ADIZ mà Đài Loan tuyên bố.
Trực thăng săn ngầm Z-9.
Không quân Đài Loan phản ứng bằng cách cử lực lượng tuần tra trên không (CAP), phát các cảnh báo bằng sóng vô tuyến và theo dõi các máy bay của Trung Quốc đại lục bằng tên lửa đất đối không.
Sự hiện diện của trực thăng Z-9 ASW từ quân đội của Trung Quốc đại lục rất đáng chú ý vì đây là lần đầu tiên quân đội đảo Đài Loan thông báo về việc máy bay này xâm nhập vào ADIZ mà Đài Loan tuyên bố.
Trực thăng săn ngầm Harbin Z-9 của quân đội Trung Quốc - ảnh tư liệu.
Lần gần đây nhất truyền thông nhà nước Trung Quốc đề cập đến chiếc trực thăng này là vào ngày 25 tháng 7, khi đó, tờ Thời báo Hoàn cầu thông báo rằng trực thăng trinh sát Z-9 và trực thăng tấn công Z-10 của Tập đoàn quân 74 thuộc quân đội Trung Quốc gần đây đã tiến hành “các cuộc tập trận bắn đạn thật hoạt cả ngày lẫn đêm ở ngoài khơi bờ biển phía nam của tỉnh Phúc Kiến”, khu vực nằm ngay đối diện với Đài Loan.
Trung Quốc coi đảo Đài Loan là một phần lãnh thổ không thể tách rời và nhiều lần cảnh báo rằng nếu Đài Bắc không chịu thống nhất một cách hoà bình, đại lục cũng sẽ không từ bỏ việc sử dụng vũ lực để thu hồi lãnh thổ.
“Chơi” với Đài Loan, Nhật Bản làm xấu đi mối quan hệ với Trung Quốc
]
Đảng Dân chủ Tự do của Nhật Bản khởi xướng định dạng 2 + 2 để phát triển quan hệ với Đài Loan. Cuộc hội đàm đầu tiên trong lịch sử quan hệ giữa hai đảng cầm quyền hiện nay của Nhật Bản và Đài Loan dự kiến vào ngày 27 tháng 8, chuyên về các vấn đề an ninh. Thảo luận về chính sách của Trung Quốc đại lục cũng được chờ đợi.
Cuộc họp được tổ chức trong hình thức trực tuyến, theo sáng kiến của phía Nhật Bản. Dự kiến sẽ có sự tham gia của Nghị sĩ Lập pháp Viện từ Đảng Dân chủ Tiến bộ (DPP) Đài Loan - họ là Lo Chih-cheng và Tsai Shih-ying. Người thứ nhất phụ trách bộ phận quốc tế của đảng, người thứ hai là thành viên của ủy ban quốc hội về đối ngoại và quốc phòng. Đảng Dân chủ Tự do Nhật Bản (LDP) sẽ được đại diện bởi các nghị sĩ Masahisa Sato và Taku Otsuka, Masahisa Sato, Taku Otsuka. Masahisa Sato quản lý các hoạt động đối ngoại trong đảng, còn Taku Otsuka – phụ trách bộ phận quốc phòng trong đảng.
Cơ chế đàm phán này giống với hình thức 2 + 2, thường được các quốc gia khác nhau sử dụng trong thực tiễn ngoại giao. Nhật Bản chính thức ủng hộ chính sách một Trung Quốc về vấn đề Đài Loan. Trong khi đó, các cuộc đàm phán giữa các quan chức đảng thay thế hiệu quả các cuộc đàm phán cấp bộ trưởng, vì Nhật Bản và Đài Loan không có quan hệ chính thức. Bản thân Masahisa Sato cũng lưu ý trong một cuộc phỏng vấn với Financial Times rằng: Đảng Dân chủ Tự do sẽ tìm cách đàm phán ở cấp cao nhất với các quan chức chính phủ Đài Loan. Chính trị gia kêu gọi đối thoại sâu sắc hơn với Đài Bắc, ông nói rằng tương lai của Đài Loan sẽ “ảnh hưởng nghiêm trọng” đến an ninh và kinh tế của Nhật Bản. Đổi lại, Joan Ou - người phát ngôn của Văn phòng ngoại giao quốc đảo cho biết tại một cuộc họp ở Đài Bắc rằng: văn phòng của bà rất vui khi thấy rằng các nhà lập pháp Đài Loan đang thắt chặt mối quan hệ với những người đồng cấp của họ và các chính trị gia lớn ở các nước cùng chí hướng.
Sáng kiến của đảng cầm quyền ở Nhật Bản có thể cho thấy Nhật Bản đang điều chỉnh đường lối ngoại giao và chuyển đổi chiến lược an ninh khu vực. Đối thoại giữa các đảng cầm quyền của Nhật Bản và Đài Loan đang được tổ chức vào thời điểm cả Nhật Bản và Hoa Kỳ đang thảo luận nghiêm túc về phản ứng trước giải pháp quân sự khả thi cho vấn đề Đài Loan.
Một lý do quan trọng khiến Nhật Bản can thiệp vào các vấn đề ở hai bên eo biển Đài Loan là lo ngại, bao gồm việc sau khi đại lục thống nhất với Đài Loan, kênh giao thông qua eo biển này sẽ bị đóng cửa. Giáo sư Học viện Quan hệ Quốc tế tại Học viện Ngoại giao Chu Vĩnh Thành cho biết điều này trong một cuộc phỏng vấn với Sputnik, khi bình luận về các cuộc tiếp xúc sắp tới của các đảng cầm quyền.
“Đặt hàng” chính trị của Mỹ
Nhật Bản rất có thể đang thực hiện một “ đặt hàng” chính trị từ Hoa Kỳ bằng cách chơi con bài Đài Loan để gây áp lực lên Bắc Kinh. Ít nhất, sự trung thành cực độ của Tokyo đối với Washington đối với vấn đề Đài Loan là rõ rang, - Alexandr Lomanov, Phó giám đốc “Viện Nghiên cứu Quốc gia về Kinh tế Thế giới và Quan hệ Quốc tế mang tên E. M. Primakov thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga” (IMEMO RAN) lưu ý trong cuộc phỏng vấn với Sputnik.
“Việc tìm thấy Nhật Bản trong đội ngũ chính trị của Mỹ trong trò chơi chiến lược phức tạp với cả Nga và Trung Quốc, tất nhiên, phải trả giá rất lớn về mặt chính trị cho nó. Nhật Bản tìm cách thể hiện lòng trung thành với chính sách của Mỹ. Hoa Kỳ đang sử dụng yếu tố Đài Loan như một áp lực thường xuyên đối với Trung Quốc đại lục. Các chuyến thăm của các quan chức cấp cao Mỹ tới Đài Loan, những tuyên bố ồn ào của các chính trị gia Mỹ, việc thành lập văn phòng đại diện của Đài Loan, không phải Đài Bắc, ở Vilnius, giờ đây đó là cuộc đối thoại giữa ảng Dân chủ Tiến bộ (DPP) Đài Loan và Đảng Dân chủ Tự do (LDP) Nhật Bản.
Trung Quốc sẽ đáp trả những bước đi khiêu khích này của phía Nhật Bản, - Alexandr Lomanov tiếp tục:
“Việc chấm dứt đối thoại với các chính trị gia Nhật Bản sẽ không phải là câu trả lời duy nhất, vì thể theo tất cả, những cuộc tiếp xúc chính trị không chính thức như vậy giữa Trung Quốc và Nhật Bản đã bị giảm đến tối thiểu. Trung Quốc sẽ không bỏ qua những trường hợp như vậy và “làm bộ” như không có chuyện gì xảy ra. Tất nhiên, việc tăng cường các cuộc tiếp xúc giữa các chính trị gia Nhật Bản và quốc đảo này sẽ dẫn đến sự xấu đi trong quan hệ song phương với Trung Quốc đại lục”.
Trò “thả thính, tán tỉnh” tiếp tục của Nhật Bản với Đài Loan có thể đẩy triển vọng tổ chức chuyến thăm trở lại của nhà lãnh đạo hàng đầu Trung Quốc tới Nhật Bản ra xa. Tình hình dịch tễ không thuận lợi đã can thiệp vào việc chuẩn bị cho hội nghị thượng đỉnh Trung-Nhật tại Nhật Bản vào năm ngoái. Kể từ đó, nó không được cải thiện ở Nhật Bản, trong khi mức độ tự tin chính trị, yếu tố quyết định khả năng một cuộc gặp thượng đỉnh, đang giảm dần.
Ý kiến trong bài viết là quan điểm của tác giả, không nhất thiết phản ánh quan điểm của Sputnik.